Sống vui

Headlines
Loading...

Internal ADS Below Title (yes/no)

5/07/2020

Phân tích bài thơ Thương vợ
Phân tích / Cảm nhận bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. 
Bài viết mang tính phân tích, không phải bài làm đầy đủ. 
1. Hai câu đề. 
-Bà Tú không xuất hiện với dáng hình hay giọng nói, người vợ xuất hiện đầu tiên bằng công việc: buôn bán. Đây là một công việc vất vả, cần nhiều sức lực, tính toán. 
+ Thời gian: quanh năm - hàng ngày, hết ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác. 
#liên tục, dường như không có ngày nghỉ ngơi. 
+ Địa điểm: mom sông - mỏm đất nhô ra phía lòng sông #nguy hiểm, nơi đầu sóng ngọn gió, gánh tất cả giông tố bão bùng trước tiên 
# gợi nỗi vất vả, khó khăn, nhọc nhằn của việc buôn bán mà bà Tú đang làm để đảm đang chăm lo cho cả một gia đình lớn. 
# người đọc cảm nhận được sự tần tảo, chụi thương, chụi khó của người phụ nữ này. Lí do của sự tần tảo đó là gì? 
-Nuôi đủ 5 con với 1 chồng #gánh vác một gia đình lớn trên đôi vai của mình, mà gia đình ấy bà phải nuôi đủ. 
+ Đủ: biểu thị số lượng, bao gồm 5 đứa con với 1 người chồng. 
# trong câu thơ người đọc ngạc nhiên khi không thấy ông Tú nhắc gì đến bà. 
# bà Tú không hề có mưu cầu vật chất, coi gánh vác gia đình là phận sự của mình. 
+Đủ còn biểu thị chất lượng, nuôi con thì phải đủ ăn, đủ mặc, đủ học hành ; nuôi chồng ngoài những yêu cầu như trên thì còn có tiền ca lâu và chè thuốc. 
# Nuôi ông Tú sẽ tốn kém hơn nuôi 5 đứa còn nhiều. 
# Vì thế cho nên trong câu thơ ông Tú tự tách mình ra thành một vế. Một vế câu này tương ứng một bên quang gánh trong đòn gánh gia đình mà bà Tú phải đảm đương trên vai. 
# Dường như ông Tú đang coi mình là một gánh nặng, một thứ con đặc biệt mà bà Tú phải cưu mang suốt cả cuộc đời. 
# Hai câu thơ đầu: Người phụ nữ đảm đang, giỏi vun vén chỉ tiêu cho một gia đình đồ sộ. 
2. Hai câu thực dựng lại chân thực công việc buôn bán của bà Tú. 
- Lặn lội khi quãng vắng. 
+ Từ "lặn lội"  gợi dáng hình vất vả, bước thấp bước cao, nhọc nhằn. 
+"Quãng vắng"  gợi sự vắng vẻ, nguy hiểm 
# Đáng lẽ ra một người phụ nữ chẳng cần phải quá nhọc nhằn, vất vả. Nhưng người phụ nữ này lại phải bươn chải vất vả kiếm sống. 
# Không gian như càng rộng hơn, càng vắng lặng, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật nhỏ bé, yếu ớt, tội nghiệp. 
- Nỗi xót xa cho người phụ 

4/30/2020

Cảm nhận vẻ đẹp nhân cách bà Tú qua bài thơ Thương vợ
Cảm nhận vẻ đẹp nhân cách Tú Xương qua bài thơ Thương vợ
Gợi ý tham khảo.
Tú Xương có nhiều vần thơ phú nói về vợ. Bà Tú vốn là "con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ", một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng. Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: "Tiền bạc phó cho con mụ kiếm -Ngựa xe chẳng lúc nào ngơi".
"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời -hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ đảm đang, chụi thương chụi khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một người phụ nữ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đần trong mọi việc" trong câu đối của Nguyễn Khuyến thì bà Tú cũng là một người phụ nữ như vậy với công việc buôn bán.
Quanh năm buôn bán là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này qua tháng khác...không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú "buôn bán ở mom sông", nơi cái mảnh đất nhô ra, bà bề bao bọc sông nước ; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ "mom sông" gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống mới "nuôi đủ năm con với một chồng". Gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, còn cá, đếm tiền bạc.... chứ ai lại đếm con, đếm chồng!. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải ăn bám vợ.
Có thể nói hai câu thơ đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
Phần thực tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về "lặn lội" làm ăn như "thân cò" nơi "quãng vắng" . Ngôn ngữ thơ tăng cấp tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng: đã "lặn lội" lại "thân cò", rồi lại "quãng vắng" . Nỗi cực nhọc kiếm sống ở mom sông tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh "con cò", "cái cò"  trong ca dao cổ: "Con cò lặn lội bờ sông..." , "Con cò mà đi ăn đêm....",  "Cái cò, cái vạc, cái nông..."  được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh thân cò lầm lũi đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vật vả, cực khổ... của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. "Eo sèo"  từ láy tượng thanh chỉ sự làm rầy rà bằng lời đòi, tiếng gọi liên tiếp dai dẳng ; gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi mặt nước lúc đò đông. Một cuộc đời lặn lội, một cuộc sống làm ăn eo sèo. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được "nuôi đủ năm con với một chồng"  phải "lặn lội" trong mưa nắng, phải giành giật eo sèo, phải trả giá bao mồ hôi nước mắt giữa thời buổi khó khăn! . "Duyên" là duyên số, duyên phận, "nợ"  là cái nợ đời mà bà Tú phải cam nhận, chụi đựng. "Nắng", "mưa" tượng trưng cho mọi vất vả và khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên:  "một... hai...năm...mười..."  làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chụi thương chụi khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình. "Âu đành phận"... "dám quản công" ... giọng thơ nhiều xót xa thương cảm. Tóm lại sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chụi thương chụi khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn từ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ, hình ảnh "thân cò" ... đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương. 
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi mom sông, lúc buổi đò đông đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình "ăn lương vợ" mà "ăn ở bạc" . Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn "hờ hững" với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! 
Bài viết chỉ mang tính gợi ý, còn xơ xài, đọc thêm chi tiết sau.

4/28/2020

Cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ qua bài thơ Tự Tình và Thương vợ
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua hai bài thơ Tự Tình 2 của nhà thơ Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. 
Gợi ý: 
Mở bài: 
- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung. 
- Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. 
Thân bài: 
* Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả. 
- Ở bài "Thương vợ"  là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình. 
- Ở bài "Tự tình"  là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình - những điều rất quan trọng và vô cùng ý nghĩa đối với người phụ nữ. 
* Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu đương: 
- Trong bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ. 
- Ở bài "Thương vợ" , hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu Đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực. 
Kết bài: 
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của Ý thức xã hội. 
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay. 

Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến "trong nam khinh nữ" hà khắc. Họ phải trói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê...cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến :"tam tòng tứ đức".  Họ không có quyền áp quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng, cam chịu. Vì thế họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẽ, làm thiếp người ta... Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với "Tự tình"  và Trần Tế Xương cùng "Thương vợ". 
Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi là "hồng nhan" hay là tảo tần, thủy chung, và giàu Đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng. 
Nếu như bà chúa thơ nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ: 
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Trơ cái hồng nhan với nước non"  
(Tự tình 2)
Thì đến với Tú Xương lại thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ hiền một người vợ đảm đang. Vì chồng, thương con mà bà cam chịu với cuộc sống khó khăn, vất vả: 
" Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông " 
(Thương vợ)  
Nhưng dân gian ta đã có câu :"Hồng nhan bạc phận".  Hồ Xuân Hương càng thể hiện cái tài, cái hồng nhan bao nhiêu thì lại càng làm nổi lên tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc trong đêm khuya vắng. Sự bẽ bàng, tủi hổ của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng chính là của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ấy nói chung. 
Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".  Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bóng mà vẫn chưa tròn. Mang thân phận của người vợ lẽ, tình yêu thì bị chia năm sẻ bảy chỉ còn lại tí con con: "Mảnh tình san sẻ tí con con". Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của xã hội phong kiến. Còn với Tú Xương, ông đứng trên phương diện từ người đàn ông, người chồng, người con để thực hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ: 
"Một duyên, hai nợ âu đành phận 
Năm nắng, mười mưa dám quản công" 
Câu thơ vừa nói lên đức hi sinh cao quý của người phụ nữ mà cụ thể hơn ở đây là bà Tú, lại vừa thể hiện sự cam chịu trước số phận của mình. Nếu như đứng ở góc độ đạo lý, ta thấy rằng sự cam chịu của bà Tú chính là việc bà đang tuân thủ theo bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Thế nhưng, theo góc độ tình cảm, ta thấy, việc bà Tú cam chịu, hi sinh tất cả vì chồng vì con thì bà lại hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó chính là sự đảm đang, chụi thương chụi khó, đức hi sinh âm thầm vì chồng vì con. 
(Đoạn viết ngắn ngọn phần phân tích dẫn chứng. 
Đọc chi tiết phân tích bài thơ Tự tình, Thương vợ) 
Cảm thông trước sự vất vả của người vợ, Tú Xương đã lên tiếng oán trách thói đời, trách xã hội bất công: 
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 
Có chồng hờ hững cũng như không" 
Nói trách đời nhưng thực ra qua hai câu sau ta thấy rằng ông đang trách mình. Ông đã không làm đúng vai trò của một người chồng. Câu thơ nói lên tiếng lòng của Trần Tế Xương đối với người phụ nữ. Vừa là lời cảm thông, vừa là sự bênh vực. Còn với Hồ Xuân Hương, ta lại thấy có lời oán trách táo bạo, giận cuộc sống đã đưa người phụ nữ vào chỗ lẻ loi, cô đơn, hui hắt: "Oán giận trông ra khắp mọi chòm" (Tự tình 1). Hay phê phán cái xã hội thối nát, người đời bạc bẽo vô tâm: "Sau giận vì duyên để mỏi mòn"  (Tự tình 1). Đằng sau sự oán trách ấy là nỗi khát vọng và vươn lên, không để bị số phận làm cho khuất phục: 
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám 
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn" 
(Tự tình 2)
Bằng những động từ mạnh như xiên, đâm, kết hợp với bút pháp tu từ đảo ngữ càng nhấn mạnh sức phản kháng mãnh liệt và khát vọng bung tỏa bản lĩnh cá nhân. Và điều này cũng là nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương. 
Đọc thêm phân tích chi tiết Tự tình, Thương vợ 
Tuy đứng ở hai khía cạnh, hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ, nhưng cả hai tác phẩm "Tự tình" và "Thương vợ"  đều là những bài ca ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự cam đảm chụi thương chụi khó của người phụ nữ. Hơn nữa, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ càng đậm nét hơn khi chính họ là những con người bất hạnh nhưng luôn ngời sáng lên những ước mơ. Hai tác phẩm đều phản ánh khát vọng vươn lên làm chủ của người phụ nữ, bênh vực quyền sống, khát vọng hạnh phúc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Phẩm chất truyền thống đẹp đẽ đó đã trở thành nét đẹp đương đại với phụ nữ Việt Nam ngày nay: "Giỏi việc nước -đảm việc nhà". 

4/22/2020

Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
     Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Làm.
Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thiên chức của văn chương chính là tấm gương phản chiếu trung thành hiện thực cuộc sống khách quan quà lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Dù được sáng tác bằng bất cứ thể loại nào và trong bất cứ thời đại nào, ngòi bút của nhà văn luôn hướng đến cuộc sống với tất cả những nỗi niềm, dù lạ vui tươi yêu đời hay đau khổ đến phẫn uất của con người. Đây chính là mảnh đất cội nguồn màu mỡ đã được các nhà văn đào sâu và khai phá tự muôn thuở của văn chương.
      Thế nhưng, cũng nằm trong quan điểm đó, các sáng tác của Thạch Lam lại mang một dấu ấn rất riêng với bút pháp vừa hiện thực lại vừa trữ tình mà tiêu biểu hơn cả chính là truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Qua không gian ở một phố huyện nghèo xơ xác trước cách mạng Tháng tám năm 1945, Thạch Lam đã khắc họa nên những nét đẹp trong tính cách và tâm hồn của nhân vật Liên - một cô gái hồn nhiên, đáng yêu, giàu tình người và những khao khát thầm kín. 
Bằng những nét khắc họa cơ bản nhưng rất đậm sắc, Thạch Lam đã tạc tạo nên những nét đẹp trong tính cách của Liên. Đó là hiện thân của một cô bé giàu lòng nhân hậu và tình yêu thương những cảnh đời khốn khó. Tận sâu trong trái tim non nớt của Liên là sự rung cảm dào dạt và xót xa trước những kiếp người nghèo khổ. Bày lên trước mắt Liên là hình ảnh của "những đứa trẻ con nghèo đi nhặt nhạnh những thanh tre thanh nứa" còn sót lại sau khi đã vãn chợ chiều. Đó cũng là hình ảnh đầy đau xót của mẹ con chị Tí, bác Siêu và gia đình bác Xẩm với gánh nặng cơm áo gạo tiền trên vai đã chẳng bao giờ có thể thoát khỏi vòng đời nghèo khó quanh quẩn. Liên trông thấy tất cả những con người ấy trong một buổi chiều buồn ảm đạm nơi phố huyện nghèo xơ xác. Trong lòng Liên trào dâng một "lòng thương"  vô hạn,  một nỗi niềm xót xa không gì tả xiết. Bởi lẽ, những cảnh đời khốn khổ ấy cũng không ngoại trừ gia đình Liên ra khỏi vòng tay oan nghiệt của nó khi mà với gánh nặng vật chất đang đè nén, họ đã bị xé lẻ đến nghiệt ngã. Từ nỗi buồn đơn sơ trước thời khắc của ngày tàn, Liên đã hướng nỗi buồn của mình sang những người dân nghèo nơi phố huyện cũng như đồng cảm với những cảnh đời lam lũ cơ cực. Trái tim Liên đã hoà chung nhịp đập với con người nơi phố huyện - một nhịp đập sâu lắng, nhẹ nhàng mà uất nghẹn khôn nguôi. Để rồi những tình cảm ấy sẽ được phân chất thành một nỗi u sầu đậm đặc trong tâm hồn Liên. Liên thương người là thế, đau xót cho những kiếp khổ triền miên là thế mà cũng đành phải lẳng lặng làm thinh để cho tình thương chôn chặt nơi đáy mắt không thể bật lên thành những hành động cao đẹp. Nỗi cơ cực đã đã chạm những nanh vuốt sắc lạnh của nó đến bên gia đình Liên, đến bên tâm hồn ngây thơ giàu tình cảm của Liên. Tâm hồn ấy mãi cũng chỉ có thể là tiếng khóc thương thầm lặng cho những kiếp người lầm than - một tiếng khóc buồn trong bế tắc khi mà "chính chị cũng không có tiền để cho"  những đứa trẻ ấy một chút niềm an ủi mong manh. Nhưng cũng chính từ trong bế tắc, tuyệt vọng, tấm lòng của Liên lại hiện lên trước mặt chúng ta với đầy đủ vẻ đẹp của một viên ngọc ngời toả. Không những thế, viên ngọc ấy còn như được phủ lên một lớp men đẹp dịu bởi tình thương yêu em và tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của Liên.  Liên không quản đêm khuya nhọc mệt bủa vây quanh mình, vẫn chịu khó cùng An trông hàng giúp mẹ. Mắt Liên đã nặng trĩu sau một ngày dài với bao lo toan mệt mỏi. Thế nhưng với tình thương cha, tình yêu mẹ cùng sự cảm thông sâu sắc trước những khó khăn của cha mẹ, Liên vẫn âm thầm làm việc từ ngày này sang ngày khác. Đôi mắt ấy đã mở bừng trong những tình thương dào dạt đối với cha mẹ, với An, và đối với tất cả những cảnh đời lay lắt nơi phố huyện. Tình cảm ấy sâu rộng, bao la tựa hồ như một dòng suối chảy tràn trong tâm hồn Liên, như làn gió mát dịu vút bay phủ trùm cả phố huyện. Nhẹ nhàng và êm ái, tình cảm của Liên đã đan đầy cả không gian u tối, bộc lộ nên một tính cách đẹp soi rọi cả màn đêm mờ mịt.... 
      Nhưng nếu chỉ xét đến tính cách của Liên thôi thì quả là một sự thiếu sót to lớn khi mà tâm hồn chị vẫn rạng ngời một nét đẹp ngây thơ và giàu mộng mơ. Từ chính lòng thương người và tình yêu thiên nhiên, Liên đã tự vun trồng cho tâm hồn mình thêm phong phú, cảm xúc bản thân thêm tinh tế và sâu sắc. Tình yêu đời đã khơi nguồn cho tất cả nét đẹp thánh thiện trong tâm hồn của Liên. "Liên thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn" bởi lẽ sự tàn lụi đơn thuần của thời gian luôn gợi buồn thăm thẳm trong lòng những người có đời sống nội tâm sâu sắc. Hơn thế nữa, cái thời khắc đơn côi ấy luôn làm lòng người gợi nhớ đến kỉ niệm sum họp gia đình trong quây quần ấm cúng với những tình thân bền chặt. Thế nhưng gia đình Liên nào có được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy khi mà gánh nặng vật chất có hề buông tha cho họ, trói buộc họ vẫn vòng mưu sinh riêng lẻ. Thiếu hơi ấm tình thân vào thời khắc hiu quạnh nhất trong ngày dài, làm sao Liên có thể tránh cho mình một nỗi buồn sâu lắng?     Nỗi buồn ấy dâng đầy trong mắt chị, tràn ra cả không gian để cùng hoà vào một nốt trầm buồn với phố huyện đìu hiu. Để tìm sự khuây khỏa trong tâm hồn, Liên đã hướng nỗi buồn đến những nơi xa xôi để đắm chìm trong trí tưởng tượng đầy mơ mộng. "Liên lặng ngước nhìn lên các vì sao để tìm Sông Ngân hà và con vịt theo sau ông Thần nông".  Liên thả hồn mình theo bầu trời bao la, để đêm tối và những vì sao xoa dịu tâm hồn mình. Có lẽ chị thấy lòng mình cũng bớt nặng trĩu hơn khi mà ánh sáng của "vòm trời hàng ngàn vì sao ganh nhau lấp lánh"  và "vệt sáng của con đom đóm"  đã soi vào mắt mình một chút ấm áp, một chút an ủi và một chút ao ước. Ánh sáng, và chỉ có thể là ánh sáng hiếm hoi ở nơi phố huyện tối tăm tù túng này, là thứ duy nhất thắp lên niềm hy vọng nhỏ nhoi trong tâm trí Liên. Từ ánh sáng của thiên nhiên, Liên mơ về "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyện náo"  với ánh sáng rực rỡ của tháng ngày quá khứ êm đềm và tràn đầy hạnh phúc. Còn gì tiếc nuối hơn những ngày tháng đã qua, Liên được hưởng tất cả niềm hạnh phúc của trẻ thơ: cùng cha mẹ và em đi chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ". Hiểu một cách đơn giản, hạnh phúc trong quá khứ của Liên không bắt nguồn đơn thuần từ niềm vui vật chất mà chính là từ niềm hạnh phúc gia đình khi được ở bên nhau, cùng hưởng những niềm vui không dứt.  Những biến cố không ngờ đã bứt Liên ra khỏi Hà Nội yêu dấu, rời xa niềm hạnh phúc giản dị ấy một cách đau đớn. " Vùng sáng rực và lấp lánh " trong kỉ niệm ấu thơ giờ đã lụi tắt theo khung trời tối tăm chung quanh phố huyện - một khung trời chật hẹp vẫn ngày đêm cắt những vết thương lòng sâu cay vào trái tim non nớt của Liên. Liên càng đau đớn bao nhiêu thì ngọn lửa ước mơ trong chị lại càng cháy khát bấy nhiêu, như muốn thiêu rụi cả không gian chán chường, buồn tẻ nơi phố huyện. Để rồi khi ngọn lửa ấy bùng cháy mãnh liệt nhất trong một ước mơ khôn nguôi,  Liên đã khát khao bỏng rát một tương lai tươi sáng sẽ soi rọi cho những số kiếp lầm than khốn khổ vẫn cứ mãi mỏi mòn trong một ao đời phẳng lặng.  Tất cả những ước mơ thầm kín ấy, những khao khát cháy bỏng ấy vẫn cứ ngày đêm âm ỉ một niềm hy vọng trong tâm hồn Liên, giờ đây đã theo đoàn tàu "sáng trưng và huyện náo"  bay về những chân trời vô định của mộng tưởng ở một miền đất rất xa xăm.... Đoàn tàu ấy cũng từ Hà Nội đến, cũng lại từ một miền kí ức xa xôi đã đem những gam màu tươi sáng điểm xuyết vào cuộc sống thực tại tẻ nhạt của Liên, để Liên lại có thể sống trong một niềm kí ức đẹp dù chỉ trong phút giây ngắn ngủi. Rồi khi đoàn tàu đã đi xa trên con đường bất tận của nó, những ước mơ vốn mơ hồ mong manh giờ đây lại rơi vào vô vọng. 
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hy vọng. Và từ trong hy vọng, ta lại phát hiện và thêm trân trọng một tâm hồn đẹp vẫn luôn luôn tỏa sáng chống lại đêm đen, tuôn trào không bao giờ cạn một nguồn sống đầy những ước mơ, làm bừng lên sức sống từ trong sự điêu tàn của nghịch cảnh.... 
      Qua những điều trên, ta càng thấu rõ những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của nhân vật Liên. Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, Thạch Làm đã tạc tạo nên những nét đẹp ấy từ một viên ngọc quý với gam màu dịu nhẹ và những đường nét thanh tao. Viên ngọc ấy sẽ còn mãi tỏa ánh sáng êm đẹp trên nền hiện thực xã hội đầy ngang trái, bế tắc. Đường đi trước mắt của Liên tuy còn tăm tối nhưng những ước mơ đã thực sự mở ra trên con đường ấy một ít ánh sáng, một ít tương lai. Và bất cứ ai trong chúng ta một khi đã đọc qua câu chuyện của Liên sẽ có một niềm tin rằng: dù buổi chiều hôm ấy cũng như buổi chiều của những ngày hôm sau có lụi tàn đi trong vầng dương cháy bỏng hay đêm tối tĩnh mịch thì tâm hồn và tính cách của Liên sẽ còn mãi ngời tỏa sâu sắc trong lòng tất cả chúng ta. 

4/21/2020

Học cách bước đi một mình
      Đường đời này, không ai cầm tay ai từ đêm đến sáng. Tựa núi núi đổ, tựa sông sông mòn. Chỉ có tựa mình là bền vững nhất. Hãy học cách bước đi một mình. 
 Đường đời này, không ai cầm tay ai từ đêm đến sáng. Tựa núi núi đổ, tựa sông sông mòn. Chỉ có tựa mình là bền vững nhất. Hãy học cách bước đi một mình.
nguồn internet


      Hồi còn học sinh, tôi rất ngưỡng mộ những bạn học giỏi. Vì họ không dựa ai cả. Với tôi điểm thi có tốt là dựa vào người khác giúp đỡ. Tôi thấy áy náy khi làm phiền họ và cũng cảm nhận được họ không vui, họ giúp tôi một cách miễn cưỡng. Cũng phải thôi. Đâu ai muốn bỏ công sức học tập của mình cho đứa chép khác chép bài. Dựa vào người khác rất bập bênh. Họ vui họ giúp. Họ khó chịu họ mặc kệ. Vì thế mà điểm thi của tôi lúc cao lúc thấp. Tôi cảm giác như mình rất hèn hạ thấp kém khi đi năn nỉ sự giúp đỡ. Lâu dần không còn ai giúp đỡ cả, tôi mới lĩnh hội rằng tự thân vận động là tốt nhất. Một mặt có thể tự kiểm soát điểm thi của mình, một mặt không phải quỵ lụi ai. Nếu ai từng trải qua cảm giác này, chắc hẳn đã có lần trong giờ kiểm tra dù có gặp câu hỏi khó cũng nhất quyết không đi hỏi bài. 
không pguj thuộc kinh tế vào bố mẹ
nguồn internet

     Lớn lên tôi lại sống dựa dẫm vào bố mẹ. Tôi sống bằng tiền trợ cấp của bố hàng tháng. Cha mẹ làm nông, thu không đủ chi, cuộc sống cũng rất khó khăn. Vì cố gắng trợ cấp cho tôi đầy đủ, bữa cơm của bố mẹ hôm rau hôm cá. Mà bản thân tôi cũng không tốt hơn. Tiền trợ cấp thị ít, chi phí sinh hoạt ở thành phố thì lớn. Nhìn bạn bè mua sắm quần nọ áo kia, đi Cafe quán này quán nọ, nhiều lúc cũng thấy mủn lòng. Đây là lúc tội nghĩ phải dựa vào mình. Tiêu tiền mình kiếm ra dù nhiều hay ít cũng rất hạnh phúc. Tự lo cho mình, tự mua chiếc váy mình thích, lâu lâu ăn một mình bữa sang chảnh và gửi tiền phụ giúp bố mẹ. Cuộc sống như vậy mới ý nghĩa. 
tuy học cách đi một mình rất khó khăn nhưng cuộc sống như vậy mới ý nghĩa
nguồn internet

     Học cách bước đi một mình rất khó khăn. Không muốn dựa vào bạn trong giờ kiểm tra thì phải thức khuya học bài. Muốn không phụ thuộc về kinh tế thì phải cố gắng cày cuốc làm việc. Dù không dễ, nhưng cảm giác tự dựa vào mình rất thoải mái nhẹ nhàng. Không còn những lo lắng không có người giúp đỡ thì phải làm sao?  Tôi phải mạnh mẽ để còn là chỗ dựa khi bố mẹ về già, khi em gái đi học. 

4/19/2020

Ý nghĩa ếch ngồi đáy giếng
" phải hiểu ai cũng là con ếch. Chỉ khác nhau cái giếng mà thôi."
Câu chuyện ếch ngồi đáy giếng bắt đầu ở một cái giếng nọ, có một con ếch sống lâu năm, xung quanh nó chỉ toàn là những con nhái, ốc, cua bé nhỏ. Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, ếch chỉ cô thể thấy được một khoảng trời bé bằng cái vung. Mỗi lần ếch kều ồm ộp, tất cả các con vật xung quanh hoảng sợ nên làm ếch huênh hoang tự coi mình là chúa tể. Ếch đã nghĩ " tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung "
Thực tế, mỗi chúng ta đều là một bước chú ếch ngồi trong cái đáy giếng của chính mình. Tôi lấy đâu ra tư cách để phán xét người khác thiếu hiểu biết khi bản thân mình kiến thức trong đầu chỉ như một con ếch. Tôi và bạn đã nghe câu chuyện ếch ngồi đáy giếng từ khi còn bé những cái bài học rút ra từ đó, chúng ta đã nắm hết chưa?  Và  giả sử đã hiểu rõ, ta đã làm đúng chưa? 
(ảnh) 
1. Khi ở 

4/18/2020

Làm đội trưởng khó lắm
      Đâu phải ai sinh ra cũng có thể làm đội trưởng. Khi bạn đang chỉ trích những sai sót của đội trưởng, hãy tự nhủ rằng liệu mình có làm được như anh ấy. Để làm được một người đội trưởng, một thủ lĩnh, bạn phải có đầy đủ 4 tố chất sau:

      1. Tố chất lãnh đạo. 

tố chất làm đội trưởng , thủ lĩnh, lãnh đạo
nguồn internet

      2. Là nguồn cảm hứng của cả đội. 

      3. Nhìn đúng đắn và phát huy tốt khả năng của đội viên. 

      4. Tâm lí vững vàng sẵn sàng chụi trách nhiệm. 

 Tâm lí vững vàng sẵn sàng chụi trách nhiệm.
nguồn internet

Bạn đã đủ mấy cái?
Đọc thêm:
Bạn có phải kiểu người nhớ trước quên sau?
Bạn đã có đủ ba điều làm nên thành công chưa?

Học cách buông bỏ
    Buông bỏ là gì?  Đó là một cách sống. Không phải sự chối bỏ trách nhiệm. Không phải là chạy trốn. Chúng ta chỉ  suy nghĩ thoáng hơn, chấp nhận một vài điều, thanh lọc tâm hồn mình. 
Buông bỏ là gì?  Đó là một cách sống. Không phải sự chối bỏ trách nhiệm. Không phải là chạy trốn. Chúng ta chỉ  suy nghĩ thoáng hơn, chấp nhận một vài điều, thanh lọc tâm hồn mình.
nguồn tinternet


    13 điều học cách buông bỏ:

1. Không vợ mọi việc vào mình. 

2. Học cách bước qua lời đồn thổi. 

3. Chấp nhận bản thân mình không hoàn hảo. 

4. Đón nhận thất bại như một phần tất yếu của cuộc sống. 

5. Điều gì không giết nổi bạn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. 

6. Không làm hài lòng tất cả mọi người. 

7. Tin tưởng mọi người đều có thể làm tốt. 

8. Luôn hỏi mình: bây giờ cái gì là quan trọng nhất? 

9. Chân thành với cảm xúc. Yêu nói yêu. Không yêu trả dép tao về. 

10. Luôn hết mình trong công việc. 
luôn hết mình trong công việc
nguồn internet

11. Hiểu rằng cái gì cũng có hạn sử dụng. 

12. Mối quan hệ nào cũng có chu kì. Tiệc tàn mình cần chia tay. 

Thần Thái

       Chúng ta luôn tự hỏi thần thái là gì? Làm thế nào để có được thần thái?  Thần thái có quan trọng không?

tinh thần lạc quan, vui vẻ , yêu đời
nguồn internet

            Theo từ điển tiếng Việt, thần thái có nghĩa là những biểu hiện bên ngoài như vẻ mặt, dáng đi, điệu bộ, cử chỉ của con người. Cách nói khác của thần thái là phong thái hay khí phách, khí thế. 

           Một người có thần thái có ba đặc điểm :

      + Có cảm xúc cá nhân rõ ràng. 
      + Quan tâm mọi người. 
       +  Không bị ảnh hưởng bởi những người có thần thái khác. 
          Theo một vài ý kiến, thần thái có 50% là tự nhiên, 50% nhờ rèn luyện. Thần thái có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cách bạn khẳng định thương hiệu riêng của chính mình, là yếu tố quyết định giúp người đó có vẻ đẹp thực sự bền vững, là bước đầu cho thành công vì thần thái luôn đi kèm với sự tự tin. Hiển nhiên, những người có thần thái thường được nhiều người tôn trọng và gặp nhiều may mắn. 

         Vậy bạn có phải là một người có thần thái?  Thần thái được bộc lộ rõ nét ở ba điểm :

       1. Tâm hồn, suy nghĩ. 
       2. Ngôn ngữ cơ thể. 
       3. Lời nói. 
    Nhấn mạnh: thần thái không dựa vào trang phục, trang sức hay bất cứ thứ đồ xa xỉ nào. Dù bạn béo hay gầy, thấp hay cao, xinh hay xấu, điều đó không quyết định thần thái. 

         Làm thế nào để có thần thái?  

    Bạn không thể gượng ép bắt chước thần thái của một ai khác. Thứ nhất, điều đó rất giả tạo vào người đối diện dễ dàng nhận ra sự không tự nhiên của bạn và đánh mất đi những thiện cảm ban đầu. Thứ hai, bản thân chúng ta khi bắt chước người khác sẽ cảm thấy mệt mỏi, đánh mất sự tự tin vào chính mình. Có thể bạn không tin nhưng thần thái thay đổi từ những điều cơ bản nhất. 

      1. Luôn mỉm cười. 

  Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Mỉm cười là thứ trang sức đệp nhất chờ tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Khi nói chuyện với người bên cạnh, hãy luôn cười nhẹ. Hành động này giúp đối phương cảm nhận được sự nhiệt tình và thân thiện của bạn, họ cũng sẽ có cái nhìn cởi mở hơn. Trong những tình huống khó xử, nụ cười nhẹ cũng là phương pháp xoa dịu hữu hiệu. Chính vì lẽ đó mà các nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên vui vẻ, hay cười. Mỉm cười trong lúc không vui còn là cách bạn đánh lừa não bộ, khiến não tiệp nhận tín hiệu là bạn đang vui vẻ. Điều đó khiến tâm trạng chúng ta tốt hơn. 

     2. Điều chỉnh giọng nói. 

điều chỉnh giọng nói
nguồn internet

  Theo một số nghiên cứu, sức mạnh lời nói truyền tải đi phụ thuộc vào 38% giọng nói. Hãy luyện nói trước gương hằng ngày nếu cảm thấy giọng bạn không tốt lắm. Nếu bạn bị nói lắp, hãy sửa chữa nó. Nếu giọng nói quá to hãy luyện nói nhỏ lại.... 

    3. Đọc sách. 

thần thái từ việc đọc sách
nguồn internet

   Có một sự thật là chúng ta luôn bị thu hút bởi những người có thần thái trầm tĩnh, chính chắn và hiểu biết. Để có được điều đó thị đọc sách là phương pháp hiệu quả nhất. 

    4. Rèn luyện sự tích cực, tự tin, tinh thần lạc quan. 

 
Bạn có thể sẽ choáng ngợp với hình ảnh cậu bé bán vé số, quần áo rách rưới, đầu tóc bù xù nhưng nụ cười của cậu thấy rạng rỡ, trong trẻo và vui vẻ. Tinh thần lạc quan không tự nhiên mà có, chúng ta phải thay đổi tư duy bằng cách nhìn nhận mọi thứ trên nhiều góc độ khác nhau. Tương tự như vậy là sự tích cực, tự tin cũng luôn cần rèn luyện. 

4/17/2020

Những bài học đắt giá từ câu chuyện Người đẹp và Quái vật
Những bài học đắt giá từ câu chuyện Người đẹp và Quái vật
nguồn internet

1. Giá trị bên trong luôn tốt hơn hình thức bên ngoài.
2. Sức mạnh của tình yêu. 
3. Phá vỡ những khuôn mẫu. 
4. Trí tò mò. 
5. Tin vào chính mình. 

4/14/2020

Gián
     Gián là một loài côn trùng xuất hiện vào kỷ than đá, khoảng 354-295 triệu năm trước đây. Chúng xuất hiện sớm hơn cả trăm triệu năm so với khủng long. Nhưng trong khi khủng long tuyệt chủng, gián vẫn tồn tại. Tại sao vậy?  Câu trả lời nằm ở khả năng thích nghi tuyệt vời của loài gián. 


" Chúng tồn tại đến ngày nay vì chúng thích ứng rất giới. Chúng sống ở mọi nơi, từ toilet tới tủ giày, tủ quần áo,...đâu cũng sống được "
nguồn internet

     Đây cũng là lí do mà gián được gọi là tiểu cường. Từ đây ta có thể thấy rằng :

           "Không phải kẻ mạnh hay kẻ thông minh, tài giỏi hơn sẽ là kẻ sống sót, mà người nào biết thích nghi tốt nhất sẽ sống được. Thích nghi =sống sót = thành công."

Trong thời đại đang ngày càng thay đổi thì khả năng thích ứng càng được xem trọng. 
Bạn có thể đọc thêm bài viết :
-Ếch ngồi đáy giếng. 

4/01/2020

Kiểu người nhớ trước quên sau thì như thế nào?
1. Luôn phân vân. 
2. Tính cách xuề xòa. 
3. Dễ tha thứ. 
4. Hay dùng từ "Hình như".
5. Mù đường. 
6. Không nhớ nổi mình giận vì chuyện gì. 


Kiểu người nhớ trước quên sau không hẳn là vì trí nhớ kém,  không có năng lực cá nhân. Càng không phải là kiểu người dễ thay đổi, lật kèo nhanh như trở bàn tay.
Cơ bản là họ quá đơn giản, không muốn vì những chuyện phức tạp làm cho cuộc sống này thêm phần nặng nề. Cuộc sống ngắn ngủi, nhớ những gì cần nhớ thôi. 
Nhưng đừng nghĩ như thế mà bắt nạt họ. Họ vẫn biết, không có ý nói ra nhưng có xu hướng lảng tránh bạn. Họ không muốn phức tạp vấn đề nhưng cũng sẽ không để mình chụi thiệt. 
(sưu tầm)

3/30/2020

Bài học từ câu chuyện nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn
      Hầu hết trẻ em ngày nay đều đã rất quen thuộc với câu chuyện cổ tích Nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn. Câu chuyện không chỉ mang ý nghĩa giải trí thông thường mà còn hàm chứa những bài học cuộc sống đầy giá trị. 

1. Cái gì quá cũng không tốt. 
      Sở dĩ nàng Bạch tuyết bị hãm hại vì nàng quá đẹp. Sự xinh đẹp của nàng khiến nhiều người ngưỡng mộ và cũng nhiều người ghen ghét. Giả sử nàng công chúa không đẹp như vậy thì hẳn sẽ chẳng có câu chuyện cổ tích này. 
Ở đời, xinh đẹp quá thì bị ghen ghét, xấu quá thì bị cười.
           Đanh đá quá thì bị chê, hiền quá thị bị bắt nạt. 
           Thông minh quá thì bị xa lánh, ngu ngơ quá thì bị lợi dụng. 
           Giàu có quá thì bị ghét, nghèo quá thì bị khinh. 
      Dù bạn có tốt thế nào thì vẫn có người nghĩ xấu. Muốn sống bình thường, có thứ cần nói thì nói, cần che thì dấu. Nhưng bạn vẫn phải là bạn. Chúng ta sinh ra không có nghĩa vụ làm vừa lòng bất cứ ai, không một ai cả. 
2. Bạn bè là rất quan trọng. 

      Bạn bè có ở mọi nơi, đừng tự hạn chế phạm vi bạn bè quanh 2-3 đứa bạn thân.  Với người khác, chúng ta có thể không thân nhưng vẫn là bạn. Trong chuyện, nàng Bạch tuyết có rất nhiều bạn: bác thợ săn, bảy chú lùn.  Đó là những người bạn tốt bụng và nhiệt tình. Không có họ có lẽ nàng công chúa đã sớm bị hại chết. Không ai có thể sống mà thiếu bạn bè. 
3. Sự thật là Bảy chú lùn không bằng Một bạch mã hoàng tử. 
      Chung quy, những điều tốt đẹp chỉ dành cho nàng công chúa và hoàng tử. Câu chuyện không hề đề cập đến việc bác thợ săn sẽ bị xử phạt thế nào khi đã không giết chết nàng Bạch tuyết, hay chuyện cũng không đề cập đến bảy chú lùn rất vất vả làm việc cưu mang nàng công chúa. Tôi không phải là công chúa, bạn không phải là hoàng tử. Chúng ta đâu thể mơ mộng cứ gặp nạn là sẽ có người đến cứu, cứ đến cuối truyện sẽ là hạnh phúc. Mọi thứ ta có ngày hôm nay là thành quả của những ngày trước đó. Mọi thứ ta làm ngày hôm nay là hi vọng cho ngày mai. 
4. Thận trọng với người lạ. 

      Không ai có nghĩa vụ phải tốt với bạn trừ bố mẹ. Người ta cho bạn cái lược, quả táo không có nghĩa là tốt với bạn. Lược có độc, táo có độc. Trong cuộc sống, có nhiều người mặt người thì tốt nhưng tâm địa lại xấu xa. Nhìn được da hổ mà không xem được xương hổ. Muốn bảo vệ mình, phải tự thận trọng. 
5. Biết lắng nghe lời khuyên. 
     Khi những chú lùn nhắc nhở Bạch tuyết không nên nói chuyện với người lạ và không cho người lạ vào nhà. Nhưng nàng không nghe, để rồi bị mụ hoàng hậu đánh lừa đầu độc khiến nàng hôn mê. Suy ngẫm rộng hơn, người bỏ ngoài tai những lời khuyên của người khác thường làm việc hấp tấp, vội vàng và thực hiện sự thiếu chín chắn. Không phải là nghe răm rắp theo lời người khác, chúng ta ít nhất phải cân nhắc và xem xét chúng. 
6. Nghen tuông khiến người ta mù quáng. 

     Ghen ghét và đố kị khiến mụ hoàng hậu trở nên độc ác. Người ta thường nói sự ghen tị là cội nguồn của nhiều nỗi bất hạnh. Nếu bạn không thể ngừng ghen tị với một ai khác thì hãy dừng chửi bới và phán xét đối phương, tập trung vào phát triển bản thân. Đó là con đường duy nhất. 
7. Kiểm tra kĩ đồ ăn trước khi ăn. 
     Ví dụ điển hình là nàng Bạch tuyết bị ngộ độc vì ăn quả táo chưa rõ nguồn gốc và không rửa táo, rửa tay trước khi ăn. 

3/28/2020

Phân tích diễn biến tâm trạng của chí phèo kể từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị cự tuyệt
     Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo kể từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị cự tuyệt (trong truyện ngắn Chí phèo) để thấy được giá trị nhân văn mà tác giả Nam cao gửi gắm.
Bài làm.

      Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn. Trong số các tác phẩm của ông, Chí Phèo là tác phẩm để lại nhiều xúc động trong lòng người đọc hơn cả. Không chỉ dừng lại ở sưa cao thuế nặng, Nam Cao có cái nhìn đầy mới mẻ về những người nông dân bị tha hóa, lưa manh trước Cách Mạng tháng Tám. Chí Phèo là người nông dân như thế. Tận đáy lòng Chí luôn tràn đầy khát vọng làm người lương thiện, làm hòa với mọi người. Thị Nở đến, Thị kéo hắn ra khỏi con đường tội ác, để Chí có những giây phút thực sự sống như một con người chứ không phải một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đây cũng chính là giá trị nhân văn mà tác giả gửi gắm.
      Tác phẩm "Chí Phèo" được viết dựa trên những điều mắt tháy tai nghe cuả tác giả tại quê hương ông. Nhân vật Chí Phèo vì thế mà trở nên sống động, chân thực đến không ngờ. Chí là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại nhưng từ lần tình cờ gặp Thị Nở, cuộc đời hắn đã thay đổi không ngờ.
Chí Phèo vốn không cha, không mẹ, được người làng nhặt "trần trường và xám ngắt trong một chiếc vấy đụp" ở một lò gạch cũ bỏ không. Chí bất hạnh từ thủa mới lọt lòng, tuổi thơ Chí chẳng êm đềm, được người làng truyền tay nhau nuổi lớn. Năm 20 tuổi, Chí Phèo vô cớ bị đẩy đi tù bảy tám năm trời đằng đẵng. Khi ra tù trở về ngôi làng Vũ Đại, hắn bị Bá Kiến- một kẻ khôn róc đời lợi dụng, trở thành tay sai chuyên đi gây tội ác thay cho Ba Kiến. Lâu dần hắn trở thành một con quỷ dữ. Hắn sinh ra là một con người nhưng lại sống kiếp sống của một con quỷ, một con vật lạ bị người đời khinh bỉ. Chí sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ, sống trobng rượi, không hề có nhận thức, lí trí.
      Trong khỉ cả làng xa lánh Chí, Thị lại bước chân vào đời Chí, Không khinh thường coi rẻ, Thị chỉ đơn thuần quan tâm chăm sóc cho hắn. Chính Thị đã lôi hắn ra khỏi những cơn say rượi triền miên, con đường tội ác, tìm lại nhận thức , lí trí.
      Thị Nở đã ngoài 30 tuổi mà vẫn ế chồng,  xấu đến "mà chê quỷ hờn", lại còn ngẩn ngơ, có dòng má hủi. Không có một chàng trai nào đủ can đảm để đến với Thị. Cuộc sống trớ trêu đã dành cho Chí một ý trung nhân không trọn vẹn. Thị Nở thiếu tất cả những thứ mà một người phụ nữ bình thường cần có - là trí tuệ và nhan sắc. Nhưng ở Thị lại có một thứ Chí rất cần.  Đó là tình yêu và sự quan tâm chân thành. Chính điều đó đã gợi dậy bản tính lương thiện trong Chí. 
Sáng ngày hôm sau, Chí đã thay đổi, hắn cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian:"mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là đã rực rỡ". Hắn còn nghe thấy cả tiếng chim hót rúi rít, tiếng nói cười của những người đi chợ và tiếng gõ mái chèo đuổi cá của anh thuyền chài. Những âm thanh đó ngày nào cũng có, đó là những điều quá đỗi quen thuộc. Nhưng hôm nay, Chí mới nghe thấy bởi đây là lần đầu tiên hắn tỉnh lại sau những cơn say dài, lí trí và nhận thức trở về với hắn. 

     Chí Phèo nhớ lại cái ước mơ tuổi hai mươi: mong ước có một ngôi nhà nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng để làm. Mơ ước đó thực sự rất đơn giản và bình dị. Nhưng với Chí,  đó là ước mơ chẳng thể thành hiện thực.  Vì bây giờ hắn đã hơn 40 tuổi, "đây không phải cái tuổi con người ta bắt đầu sửa soạn nữa". Và bản thân hắn tự nhận thấy mình đã qua đến cái dốc bên kia của cuộc đời. Hiện thực hóa ước mơ trong quá khứ là điều không tưởng.  Nghĩ về quá khứ, Chí càng xót xa hơn với hiện tại.  Hiện tại, hắn đã già rồi mà vẫn còn cô độc.  Chí có thể mường tượng trước được một tương lai "đau ốm, đói rét và cô độc".  Điều Chí sợ nhất lúc này là cô độc. Chìm trong suy nghĩ, hắn nghĩ mình có thể khóc được mất. Lí trí tuy đã trở về chỉ khiến hắn cảm nhận sâu sắc hơn sự bị đát của cuộc đời. Cuộc đời hắn thế là hết, chẳng thể làm lại được nữa. Nếu không có sự xuất hiện của Thị Nở, có lẽ Chí vẫn cứ trượt dài trên con đường đầy tội lỗi, sống kiếp sống một con quỷ. 
Nhưng Thị đến, đến một cách bất ngờ. Thị quan tâm, chăm sóc Chí. Biết hắn ốm, Thị Nở mang sang cho hắn một nồi cháo hành còn nóng nguyên. Lúc đầu Chí "bất ngờ" lắm, hết bất ngờ hắn lại thấy mắt mình ươn ướt. Bởi đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho không. Xưa nay hắn nào thấy người ta cho không hắn cái gì, hắn phải dọa nạt, cướp giật, hắn phải làm cho người ta sợ. Tự nhiên hắn thấy lòng vừa vui vừa buồn. Vui vì được quan tâm mà buồn có lẽ vì hắn ăn năn hối hận về những việc, tội ác mà mình đã gây ra. Hắn cứ xúc động, bâng khuâng nhìn mãi nồi cháo hành. Khi Thị Nở giục hắn ăn, Chí mới thoát ra khỏi những suy nghĩ của mình. 
      Chí ăn cháo -món cháo hành đơn thuần đạm bạc nhưng "mới ngon làm sao". Chí tự nhận định "những người cả đời không ăn được món cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon".  Mà tại sao giờ hắn mới thấy?  Nhanh chóng, Chí đã tìm được câu trả lời "có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn có ai nấu cho mà ăn nữa". Cuộc đời thật tàn nhẫn đối với hắn. Một con quỷ dữ như hắn cũng có lúc xót xa như vậy, đắng lòng như vậy. Nam Cao đã thật tài tình, khéo léo miêu tả một Chí Phèo tàn bạo nhưng cũng đầy xót xa, khao khát thiện lương. Tác giả không nhìn một cách phiến diện về những người nông dân bị tha hoá, ông nhìn thấy những nét đẹp tận sâu trong con người họ. 
      Khi ăn bát cháo hành của Thị Nở, Chí càng thèm lương thiện hơn, khao khát lương thiện. Trong suy nghĩ của Chí, Thị Nở có thể làm bạn với Chí sao mọi người khác lại không được. Thị Nở sẽ là cây cầu nối, mở cánh của giúp Chí trở về thế giới lương thiện và bình đẳng ngoài kia. Hắn gửi gắm tất cả bao hi vọng, niềm tin vào Thị Nở. Tuy trong con người bừng bừng phấn chấn, sục sôi trở về làm người lương thiện thì Chí vẫn "băn khoăn" lắm, hắn cũng sợ mình bị gạt bỏ như cách hắn đánh mất tiếng nói trong cộng đồng. Đáp lại băn khoăn của Chí, Thị Nở dành cho Chí một nụ cười tin cẩn. Chính nụ cười này như động viên khích lệ Chí. 
      Ngay lập tức để hiện thực hoá ước mơ trong quá khứ, hắn tỏ tình với Thị Nở :"Giả cứ thế này mãi thì thích nhỉ?". "Hay mình sang ở chung một nhà với tớ cho vui". Những lời lẽ sao mà "phong tình"? Đó có còn là Chí Phèo một con quỷ dữ  không hay chỉ là một chàng trai ngỏ lời với người con gái trong lòng. Thị Nở đã mang đến một sức sống mới cho Chí. Và Chí đã bước chân lên con đường làm người lương thiện. 
Năm ngày bên nhau, Chí Phèo luôn tỉnh táo, hắn say nhưng không phải say rượu, hắn say Thị. Từ khi có Thị Nở, hắn ít uống rượu, hắn nghĩ mình phải tỉnh táo để mà yêu. Sự thay đổi của Chí Phèo làm chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nam Cao đã không để Chí tiếp tục trượt trên con đường tội ác, ông để cho Chí gặp Thị Nở, mở ra một chương mới trong cuộc đời hắn. 
      Nhưng trớ trêu thay, những hi vọng của Chí Phèo lại gửi gắm toàn bộ vào Thị Nở -một người ngẩn ngơ. Yêu nhau năm ngày, Thị chợt nhớ ra mình có một người bà cô và nội ngày hôm nay, người bà cô ấy sẽ trở về và Thị phải dừng yêu để hỏi ý kiến người bà cô đó.  Khi nghe Thị hỏi, bà cô đầu tiên bật cười, bà nghĩ Thị đùa, không đáng tin. Nhưng sau bà giật mình "hoảng hốt",  bà thấy nhục nhã thay cho cha ông nhà bà, thấy tủi cho thân bà đã ngoài 50 mà chưa có chồng. Bà thấy "Thị Nở sao mà đĩ thế" . Thị lấy ai không lấy lại lấy Chí Phèo -một người không cha, không mẹ, chỉ có mỗi nghề rạch mặt ăn vạ". Những lời lẽ nhận định của bà cô đầy định kiến nhưng lại rất đúng. Mọi người chỉ nhìn thấy một con quỷ dữ chứ không thấy khát vọng lương thiện của Chí. Nghe bà cô nói, Thị tin ngay, trút hết giận dữ lên Chí Phèo. Khi chưa hiểu, Chí còn cảm thấy Thị thú vị, lắc lư đầu rồi cười. Chí nghĩ rằng Thị đùa với Chí. Trong tâm Chí, Chí rất vui khi có Thị Nở, hắn sẵn sàng vui đùa với Thị. Nhưng không, Thị đến để cự tuyệt. 
      Có thể nói, từ sau lần gặp gỡ Thị Nở, diễn biến tâm trạng Chí hoàn toàn thay đổi. Chí sống có nhận thức và suy nghĩ, hắn biết vui biết buồn, trải qua tất cả cảm xúc của một đời người. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, Chí đã sống trọn vẹn một kiếp người hơn cả mười mấy năm sống kiếp quỷ dữ. Nam Cao không hề để cho nhân vật của mình chết chìm trong tội ác. Qua cuộc đời của Chí, tác giả đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc tới những kiếp người bị áp bức đến đường cùng. Họ là những người nông dân bị tha hoá, lưu manh trước Cách mạng Tháng tám. Họ cũng như Chí Phèo khao khát hoàn lương, mong muốn được quan tâm chăm sóc. Không dừng lại ở đó, ẩn trong từng câu chữ là thái độ lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đầy bất công và tàn bạo. Đây chính là giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm. 
      Tắc phẩm Chí Phèo chính là đứa con cưng trong lòng của Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, xây dựng hoàn cảnh truyện và cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ bình dị, nửa trực tiếp, tác phẩm Chí Phèo làm lu mờ đi các tác phẩm cùng thời khác. 
   Thiếu sót trong bài viết trên :
-Mở bài dài dòng, không hay
-Nhiều câu văn chưa mạch lạc 
Điểm đánh giá :8,5Đ

3/26/2020

Quả trứng của Christopher Columbus
Quả trứng của Christopher Columbus

      Sau khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là sự trùng hợp gẫu nhiên, rằng Columbus chỉ làm được điều này nhờ vào may mắn. Tại một bữa tiệc, có một nhà quý tộc đã hỏi Columbus:"Ngài Columbus, tất cả chúng ta đều biết rằng nước Mỹ ở ngay đó, và ngài chỉ là tình cờ bước được lên đó! Nếu chúng tôi đi, chúng tôi nhất định cũng sẽ tìm thấy thôi."

      Đối mặt với câu hỏi làm khó mình, Columbus không hề hoảng loạn. Ông đặt một quả trứng luộc trên bàn, và nói với mọi người:"Thưa quý vị, ở đây ai có thể đặt được quả trứng đứng thẳng trên bàn? Ai có thể làm điều này?"

      Mọi người ai cũng hóa hức, nhưng lần lượt ai nấy đều thất bại. Tất cả mọi người đều nhất trí là không thể làm được và bắt Columbus phải giải đố. Columbus khẽ mỉn cười, ông cầm quả trứng, đập khẽ đầu quả trứng xuống mặt bàn và đặt luôn chỗ móp của quả trứng lên bàn. Quả trứng đứng imphawng phắc. Sau một giây im lặng sững sờ, cả phòng nhao nhao:"Ôi dào, có gì đâu, như thế thì ai chẳng làm được."

      Columbus sau đó nói:"Đúng vậy, chỉ đơn giản như thế thôi. Phát hiện ra châu Mý quả thực không khó, cũng dễ như việc làm cho quả trứng đứng thẳng trên bàn vậy. Nhưng xin hỏi các vị, trước khi tôi chưa làm được, đãcó những ai làm được?"

      Khi ai đó chứng kiến một sự việc đã được làm rồi, họ sẽ thấy dễ. Tuy nhiên, nếu một hiện tượng chưa từng được giải đáp, việc tìm đến kết quả sẽ là một hành trình gian nan. Cũng giống như vậy, sáng tạo thưc ra chỉ đơn giản như vậy, quan trọng là bạn có dám nghĩ, dám hành động ra không.

3/25/2020

Hoa hướng dương

                                 Hoa hướng dương

      Mình rất thích hoa hướng dương. Thứ nhất là vì nó đẹp. Loài hoa nay không đẹp kiêu sa lộng lẫy nhưi hoa hồng, không mang vẻ dụi dàng nữ tính như hoa lan. Hoa hướng dương đẹp một cách rất riêng với những chiếc lá to, cánh hoa màu vàng tươi như nắng và một nụ hoa khổng lồ luôn hướng về phía mặt trời. Lúc đầu, mình không thực sự thích loài hoa này. Vẻ đẹp của chúng khá đơn giản. Nhưng cũng chính sự đơn giản ấy đã đưa hoa hướng dướng đến với công chúng.
hoa hương dương
nguồn internet
      Hoa hướng dương luôn gợi lên cho mình rất nhiều những tưởng tượng vu vơ. Mình nghĩ là mỗi người con gái đều là một loài hoa khác nhau. Hoa hướng dương tượng trưng cho một cô gái vui vẻ, lạc quan, yêu đời và đặc biệt mạnh mẽ rắn rỏi. Cứ nghĩ đến đây là mình nhớ tới bạn thân của mình. nó cũng là một người cọn gái như vậy. Suốt những năm tháng học sinh, nó như một sứ thần bải vệ mọi người và công lí cho thế giới.
nguồn internet
      Nhiều lúc mình lại tưởng tượng  linh tinh. Tại sao loài hoa đấy luôn hướng về mặt trời? ở đây mình không muốn nói đến những lí do vật lí, sinh học, lí do khách quan, lí do môi trường đâu. Nói về hoa hướng dương có raats nhiều câu chuyện li kì về tình yêu lứa đôi, về tình thân gia đình rất cảm động. Mình không biết những câu chuyện này có thật không nhưng nó rất hay và ý nghĩa. hoa hướng dương trựng trưng cho một sự theo đuổi, sự khát vọng mãnh liệt mà vô vọng. Dù loaì HOA NÀY CẢ ĐỜI HƯỚNG TỚI MẶT TRỜI thì nó mãi mãi chỉ là cái nhìn từ xa. Mình nhớ hồi mình cấp ba, cũng từng theo đuổi- hay nói thẳng thắn là thầm mến-nói khiêm tốn là crush một người. Những rung động đầu đời rất nhẹ nhàng thôi mà cuốn lấy mình tận ba năm học. Kết quả thì sao ạ? Mình cũng không tỏ tình đâu, mà cũng không đau lòng nhiều khi chia xa. Với bản thân mình, nó là một kỉ niệm, một trải nghiệm đáng nhớ.
tình bạn thuần khiết
nguồn internet
      Để thỏa mãn niềm yêu thích loài hoa này, mình quyết định trồng một cây duy nhất. Phải thừa nhận một điều là mình rất lười, làm vườn thì không giỏi. Lần đầu tiên mình trồng được mấy hôm thì nó chết khô vì quên tưới nước ( mình trồng cây giống nhỏ có sẵn). Đến lần thứ ba, mình đã thành công. Cảm giác lúc đấy nó rất mãnh liệt, vui như kiểu được nghỉ học ấy khi tận mắt thấy bông hoa của mình đã nở. Hoa không đẹp lắm và  khá nhỏ. Nhưng không sao cả, bản thân vui là được rồi. Mình thích nhất là nói những bí mật cho nó nghe. Mình có nên "giết hoa diệt khẩu không nhỉ". Thôi đi dù sao hoa cũng không biết nói mà. Cây cối, thiên nhiên luôn là những người bạn thân thiệt của con người! Nếu có cơ hội và điều kiện, bạn hãy trồng thử một thứ gì đó. Đây cũng là một loại giải trí nhỉ?

3/23/2020

Cậu bé thông minh
Cậu bé Thông Minh
nguồn internet

      Có một cậu bé, một hôm, mẹ dắt cậu tới một cửa hàng tạp hóa mua đồ, ông chủ nhìn thấy cậu bé đáng yêu nên đã bóc một gói kẹo mút, muốn cậu bé lấy kẹo ăn, nhưng cậu bé không làm gì cả.

      Sau một hồi nói mãi, ông chủ bèn tự mình bốc một nắm kẹo cho vào túi áo cậu bé.
nguồn internet

      Sau khi về đến nhà, mẹ cậu bé hỏi cậu vì sao không tự lấy kẹo mà phải đẻ ông chủ bốc cho như vậy, cậu bé bèn đáp:"bởi vì tay con còn nhỏ, còn tay ông chủ to, đẻ ông lấy thì nhất định sẽ được nhiều hơn!".
      Đây là một cậu bé thông minh, cậu biết giới hạn của bản thân, điều quan trọng hơn là cạu biết người khác mạnh hơn mình. Cứ ngỡ như chỉ là một chút tinh ranh tuổi nhỏ, nhưng mấy ai "trưởng thành" mà nhớ được bài học này. Có những lần trong cuộc sống, quá chủ quan, quả tự tin, quá vội vàng,..để rồi chúng ta nhận những thất bại, thua thiệt. Phàm là chuyện gì không thể chỉ dựa vào sức mình, hãy học cách dựa vào người khác một cách kịp thời. Đây là một loại khiêm tốn, càng là một sự thông minh.
      Câu nói của ông cha vẫn văng vẳng bên ta:
                        Biết người biết ta trăm trậm trăm thắng
                        Kẻ tức thời mới là trang tuấn kiệt

3/19/2020

Người mù cầm đèn lồng
Người mù cầm đèn lồng


Một chàng trai mù đèn chơi nhà một người thân, vì lúc anh ta ra về là trời tối nên người họ hàng tốt bụng thắp cho anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho tiện. Người họ hàng nói:"Trời tối rồi, đường tối, cháu cầm theo cái đèn lồng này đi cho đỡ tối!".

Chàng trai mù nói:"Chú rõ ràng biết cháu mù, đưa cho cháu đèn lồng, chú đang trêu cháu đúng không?".

Người họ hàng nói:" Cháu tư duy như thế là rất hạn hẹp. Đường không chỉ có mình cháu đi, còn có rất nhiều người qua lại, cháu cầm đèn lồng, người khác nhìn thấy cháu, vậy thì họ sẽ không đụng phải cháu".

Chàng trai mù nghe xong gật gù công nhận.

Tư duy hạn hẹp là tư duy theo quan điểm cá nhân, tư duy tổng thể là khi bạn đặt mình vào một môi trường, hoàn cảnh tổng thể đi suy nghĩ. Khi tư duy một cách hệ thống, bạn sẽ phát hiện ra, hành đọng của bạn luôn có sự tương tác với người khác.

Tư duy hạn hẹp có thể thay đổi. Không một ai ngay từ khi sinh ra đã có lối tư duy đúng đắn. Muốn như thế ai cũng cần traie qua sự rèn luyện của cuộc sống. Đừng xấu hổ khi tư duy của bạn chưa đủ "thông thoáng". Học hỏi và tao đổi tư duy với những người đã có kinh nghiệm, đọc sách,..sẽ giúp ích trong việc chau dồi kiến thức, tư duy.

3/17/2020

Muốn thành công phải tỏ tường những số 3 này
Muốn thành công phải tỏ tường những số 3 này

1. Có 3 thứ khiến người ta sớm phải hối hận:
-Tò mò không đúng việc.
Tính tò mò

-Thích làm tắt.
-Ra quyết định trong lúc nóng giận.

2. Có 3 thứ bạn phải trân trọng:
-Thời gian.
-Cơ hội.
-Những người thương mình.

3. Có 3 thứ đưa bạn tới thành công:
-Kỹ năng sống.
-Kỹ năng chuyên môn.
-Kỷ luật bản thân.

4. Có 3 thứ phải rèn luyện hằng ngày:
-Sống khoa học.
-Đọc sách.
-Học thêm ngoại ngữ mới.
Học ngoại ngữ


5. Có 3 nhân tố giúp bạn cập nhật kiến thức tốt nhất:
-Sách hay.
-Thầy giỏi, bạn tài.
-Tinh thần tự học.

6. Có 3 điều may mắn nhất trong đời: 
-Đi học gặp được thầy giỏi.
-Đi làm gặp được sếp tốt.
-Lập gia đình gặp được bạn đời tuyệt vời.
nguồn internet

3/13/2020

Câu chuyện về tờ 20 đô la
Câu chuyện về tờ 20 đô la.



Trong hội trường gồm 200 sinh viên, vị giáo sư đồng thời là diễn giả nổi tiếng bắt đầu nói chuyện bằng cách đưa ra một tờ 20 đô la và hỏi:"Ai muốn có tờ 20 đô la này?"
Nhiều cánh tay giơ lên. Vị giáo sư lại nói: " Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la này cho 1 người trong số các em. Nhưng trước tiên, hãy để tôi làm điều này." Nói rồi, ông vò nhàu tờ 20 đô la.
Sau đó, ông lại hỏi: " Ai vẫn muốn tờ 20 đô la này?" Vẫn còn rất nhiều những cánh tay đưa lên trong không khí.
"Ồ"- Vị giáo sư nhìn bao quát căn phòng và nói:" Vậy nếu tôi làm thế này?" Ông thả rơi tờ tiền lên mặt đất và bắt đầu dẫm giày lên, đi qua đi lại trên mặt đất.

Đoạn, vị giáo sư nhặt tờ tiền lên- lúc này đã nhàu nát và dơ bẩn- rồi lại hỏi:" nào, ai còn muốn tờ tiền này?"

Vẫn còn những cánh tay giơ lên trong lớp học.

Tới lúc này, vị giáo sư mới gật gù nói:"Các em thân mến, hôm nay các em đã học được một bài học rất quý báu. Bất kể tôi có làm gì với tờ tiền này, các em vẫn muốn có nó bởi vì bản thân tờ tiền không hề giảm đi giá trị. Nó vẫn là 20 đô la."

Bài học cuộc sống về GIÁ TRỊ CON NGƯỜI

"Nhiều lần trong cuộc sống, các em bị bỏ rơi, bị thất bại, bị rơi xuống bùn nhơ bởi hoàn cảnh bên ngoài và bởi quyết định mà mình lựa chọn. Các em có cảm giác như mình vô dụng. Thế nhưng, dù cuộc đời các em đã, và đang hoặc sẽ xảy ra bất cứ chuyện gì, các em sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình